Chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm hữu ích khi du học Mỹ (P2)

Chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm hữu ích khi du học Mỹ (P2)

Việc khó nhất trước mỗi chuyến đi là phải thu xếp toàn bộ “cuộc sống” của bạn vào trong một cái vali trước khi lên đường đến một vùng đất mới. Việc nên mang theo hay bỏ lại thứ gì hay liệu những món đồ đó có thực sự cần thiết và giúp bạn tiết kiệm được tiền mua sắm khi đi du học Mỹ hay không.

1. Đừng quên mang theo những vật dụng này trong hành lí

Áo quần phù hợp

Hầu hết các khóa học ở Mỹ thường bắt đầu vào tháng 9, tức là vào thời điểm Thu-Đông. Vì thế, thời tiết sẽ khá lạnh đối với du học sinh Việt Nam và bạn cần để ý đến những món đồ ấm như áo khoác len, áo gió, áo măng-tô. Tất nhiên bạn cũng cần tìm hiểu về đặc điểm địa lí của thành phố mình theo học để có được thông tin thời tiết chính xác nhất. Ở một số bang, bạn sẽ “rơi” vào thời tiết lạnh ngay lập tức khi vừa sang, trong khi đó ở một số bang như California thì trời vẫn còn khá ấm áp vào tháng 9, tháng 10.

Tất nhiên vào mùa Thu cũng sẽ có một số ngày ấm áp nên bạn cũng nên mang theo áo thun mỏng. Quần Jean là một món đồ phổ biến ở Mỹ không chỉ vì mục đích thời trang mà còn bởi tính tiện dụng của nó. Ngoài ra, đây cũng là giải pháp thích hợp cho cả những tháng nắng nóng hoặc lạnh lẽo.

Bạn có thể xem lại phần 1 những chia sẻ kinh nghiệm về du học Mỹ để có thêm thông tin về khí hậu nước này giúp cho việc chuẩn bị hành lý một cách tốt nhất.

Du học Mỹ và những chia sẻ kinh nghiệm (P2)

Tiền địa phương

Bạn có thể sẽ gặp rắc rối như bị giới hạn số tiền rút, thậm chí không thể rút được tiền khi ra nước ngoài, vì vậy việc mang theo một ít tiền địa phương là rất cần thiết trong những tình huống khẩn cấp. Nếu được, hãy mang theo tiền mặt (USD) cho những ngày đầu mới sang. Đây cũng là cách giúp bạn tránh được các khoản phí do chênh lệch tỉ giá hay phí rút tiền ở nước ngoài.

Giấy tờ

Bạn sẽ không được nhập cảnh vào Mỹ nếu không đủ giấy tờ yêu cầu, gồm hộ chiếu, visa, giấy trúng tuyển của trường Đại học và giấy tờ chứng minh tài chính.

Các vật dụng công nghệ cần thiết

Hầu hết các đầu sách đều được bày bán tại Mỹ (trừ sách tiếng Việt, tất nhiên!) nên bạn không cần khệ nệ mang theo quá nhiều. Thay vào đó, hãy mang theo máy tính xách tay vì đây là vật dụng hữu ích không kém cho việc học của bạn, hay cũng có thể mang theo kim từ điển để tra từ vựng. Ngoài ra đây cũng là phương tiện giúp bạn kết nối với gia đình và bạn bè ở nhà. Hãy mang theo một chiếc túi đựng laptop để tránh thất lạc, hư hại trong quá trình đi lại.

2. Hãy cất những vật dụng này ở nhà

Đồ dùng học tập và sách

Như đã nói ở trên, mang sách sang Mỹ là “chở củi về rừng” vì hầu như đầu sách nào cũng có bán tại đây. Ngoài ra bạn cũng không thể biết được mình cần mua sách gì trong khi khóa học còn chưa bắt đầu. Việc mua sách tại Việt Nam đôi khi cũng đắt đỏ hơn mua ở Mỹ rất nhiều. Về đồ dùng học tập, bạn hoàn toàn có thể mua được những vật dụng đó với giá rẻ ở các cửa hàng đồng giá, cửa hàng đồ giảm giá tại Mỹ.

Đồ dùng nấu ăn và vệ sinh

Nếu bạn sống cùng nhiều người khác hay thậm chí là sống một mình thì việc mang vác đồ dùng nấu ăn (xoong chảo, nồi niêu…) cũng không thật sự hữu ích vì bạn có thể mua những món đồ này ở Mỹ tại các cửa hàng giá rẻ.

Du học Mỹ và những chia sẻ kinh nghiệm (P2)

Khi chia nhà chung, thường thì mỗi người sẽ có đồ dùng nấu ăn và một khu vực riêng để đặt đồ đạc của mình. Đôi khi, căn hộ cũng có sẵn đồ đạc cho mọi người dùng chung. Vì thế, khi vừa đến nơi bạn hãy xem xét đâu là những món đồ chung có thể tận dụng và đâu là món đồ cần sắm riêng cho mình.

Album ảnh, khung ảnh

Tất cả những thứ này đều có thể mua được ở Anh nên bạn không cần mang theo cho đỡ cồng kềnh. Nếu bạn muốn “mang người thân theo cùng” thì có thể chỉ đem ảnh theo.

3. Các bí kíp hữu ích bạn nên nhớ

• Bạn nên kiểm tra kí hành lí cho phép trước khi đóng vali. Mỗi công ty hàng không sẽ có những giới hạn cân nặng khác nhau cho hành lí vì thế bạn cần xác nhận kĩ lưỡng con số này. Chẳng ai muốn phải trả thêm tiền cho cân hành lí bị thừa hoặc lục tung đồ đạc ra khỏi vali ngay giữa sân bay.

Du học Mỹ và những chia sẻ kinh nghiệm (P2)

• Kiểm tra hành lí xách tay cũng là điều cần làm vì các sân bay thường không cho hành khách mang theo một số vật dụng sắt nhọn, chất lỏng bên người khi lên máy bay.

• Cuối cùng, hãy tham khảo ý kiến của những anh chị đi trước để sắm sửa đồ dùng học tập và các vật dụng quan trọng cho đời sống sinh viên của bạn. Bạn cũng cần lưu ý là thường ổ cắm điện ở Mỹ là dạng 2 chân dẹt hoặc 2 chân dẹt một chân tròn an toàn. Bạn nên mang các thiết bị chuyển đầu cắm nếu đồ điện tử mang từ nhà sang không tương thích.

Xem thêm: 19 lời khuyên hữu ích dành cho những ai đang chuẩn bị đi du học.

4. Lên kế hoạch tiết kiệm chi phí du học với 4 bước đơn giản

Một trong những khó khăn của du học sinh tương lai là chứng minh năng lực tài chính đủ để trang trải cho quá trình học tập. Chính vì vậy việc tính toán chi phí du học và bắt đầu tiết kiệm càng sớm càng tốt rất quan trọng. Dưới đây là 5 bước cơ bản để bắt đầu kế hoạch tài chính cho giấc mơ du học.

Bước 1: Tìm một hướng đi thông minh

Chọn trường khi đi du học là một bước quan trọng, bởi nơi bạn học tập và sinh hoạt trong suốt thời gian ở nước ngoài sẽ quyết định một phần không nhỏ tới học phí, chi phí sinh hoạt.

Những trường đại học lâu đời ở châu Âu, Hoa Kỳ tất nhiên là một điểm đến vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên bạn không nên bỏ qua lựa chọn học tập tại các nước châu Á như Singapore hay Malaysia. Với chi phí phải chăng và chất lượng không mấy kém cạnh, hãy nghiên cứu và so sánh chi phí du học ở các nước trước khi quyết định.

Một số điều khác cần lưu ý trong khâu chọn trường như: Đại học tư thục thường được du học sinh ưu ái hơn, tuy vậy học phí cũng nhiều hơn đáng kể so với các trường công lập hoặc cao đẳng cộng đồng. Bạn cũng nên xem xét liệu trường đó có chương trình học bổng/ hỗ trợ tài chính và cơ hội vừa học vừa làm cho sinh viên quốc tế.

Bên cạnh đó, bạn có thể đi “đường vòng” để tiết kiệm chi phí như đi theo chương trình liên kết, học liên thông...

Bước 2: Ước tính chi phí du học

Du học Mỹ và những chia sẻ kinh nghiệm (P2)

Lên một danh sách các khoản phải chi khi đi du học, chẳng hạn:

• Học phí

• Chi phí sinh hoạt

• Vé máy bay, lệ phí xin Visa, bảo hiểm du học sinh

• Các khoản chi khác như: phí dự thi TOEFL/ IELTS, tiền đi lại làm thủ tục hồ sơ…

Khi đã có trong tay danh sách, bạn sẽ tính được số tiền cụ thể.

Lời khuyên dành cho bạn:

Ngoài website trường – nơi cung cấp thông tin chính thức về học phí, chi phí sinh hoạt, bạn có thể dựa vào các trang uy tín khác như College Week Live, educationUSA. Những trang này có chuyên gia tư vấn mức phí ước tính để vào học một trường tại Mỹ và đưa các thông tin về học bổng.

Bước 3: Đặt ra mục tiêu cho bản thân

Khi đã có trong tay khoản phải chi, mục tiêu của bạn là tìm cách kiếm hoặc tiết kiệm khoản tiền trên từ giờ đến lúc bạn định đi du học. Trước tiên hãy ước lượng thu nhập của gia đình và bản thân rồi đặt ra các mục tiêu nhỏ hơn, bắt đầu từ những việc có thể hành động luôn như: tiết kiệm một mức cố định hàng tháng, tìm một công việc bán thời gian để cải thiện thu nhập.

Lời khuyên dành cho bạn:

Đừng quên đặt khung thời gian để hoàn thành mục tiêu nhé. Ngoài việc tìm kiếm các ý tưởng làm tăng thu nhập như làm thêm, kinh doanh, bạn cũng cần cân nhắc loại bỏ bớt những thói quen tiêu dùng không cần thiết (như mua sắm, ăn uống) để ưu tiên cho khoản tiền du học.

Bước 4: Cùng gia đình thực hiện

Bạn và gia đình nên bàn bạc trước với nhau và lên một kế hoạch tiết kiệm càng sớm càng tốt. Ngoài sự trợ giúp từ bố mẹ và thu nhập cố định của gia đình, rất có thể bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ của ông bà ,họ hàng.

Việc tiết kiệm được ít hay nhiều không quan trọng, miễn là bạn bắt tay vào dành dụm dần dần, sớm nhất và nhiều nhất trong khả năng có thể. Chẳng hạn, với 500.000 mỗi tháng, sau 5 năm bạn đã dành dụm được 30 triệu, chưa kể lãi suất từ số tiền đó. Số tiền đủ để bạn trang trải cuộc sống trong một khoảng thời gian, hoặc đầu tư cho kỳ thi Toefl/ IELTS, vé máy bay.

Bài viết được duonganh.edu.vn tổng hợp và chia sẻ