Những điều cần biết khi du học ngành Y tại Mỹ

Những điều cần biết khi du học ngành Y tại Mỹ

Mỹ không chỉ được biết đến như một cường quốc về kinh tế và quân sự, mà còn nổi tiếng với nền giáo dục hiện đại danh tiếng từ lâu đời. Chính chất lượng giáo dục tuyệt vời ấy đã biến đất nước này thành “miền đất hứa” cho các bạn trẻ khắp thế giới. Và ngành Y là một trong những “miếng ngon” không thể bỏ qua nếu nhắc đến nền giáo dục của Mỹ. Nếu bạn là người quan tâm hoặc đang có dự định du học Mỹ ngành Y, hãy đọc ngay bài viết này để hiểu rõ hơn về ngành học này nhé.

1. Tại sao nên học ngành Y tại Mỹ?

Mỹ là đất nước sở hữu nền giáo dục hàng đầu thế giới, trong đó Y khoa là một trong những ngành thế mạnh của Mỹ. Bất cứ một sinh viên yêu thích Y khoa đều mong muốn được học tập trong một môi trường chuyên nghiệp bậc nhất thế giới như tại Mỹ.

2. Đào tạo Y khoa tại Mỹ gồm những chương trình nào?

Điều quan trọng là sinh viên phải chọn đúng trường phù hợp với mình, và chuẩn bị thật tốt về nhiều mặt vì học ngành Y ở Mỹ là một quá trình lâu dài và vất vả.

Bạn chuẩn bị sang Mỹ du học và rất lo lắng về vấn đề nhà ở. Có thể bài viết Điểm tên 3 hình thức nhà ở dành cho du học sinh tại Mỹ sẽ giúp ích nhiều cho bạn đấy!

Những điều cần biết khi du học ngành Y tại Mỹ

Chương trình học gồm:

  • Chương trình dự bị Y khoa 3 năm (Pre-med)

Không chỉ hoàn thành chương trình này với kết quả cao, bạn còn cần phải tham gia các hoạt động xã hội, thiện nguyện hay các chương trình nghiên cứu. Làm việc ở trung tâm Y tế của địa phương hay công việc nào đó tương tự cũng là điểm cộng cho bạn khi xét hồ sơ vào trường.

  • Chương trình Đại học 4 năm

Trong 2 năm đầu, sinh viên sẽ học lý thuyết y khoa trên lớp và phòng thí nghiệm. Sau 2 năm đó, sinh viên phải chi USMLE-1 và tiếp tục học 2 năm nữa tại trường với nhiều thời gian được đi thực tập tại các cơ quan y tế hơn. Năm 4, sinh viên sẽ phải đăng ký chương trình nội trú và thi USMLE-2.

Tham khảo thêm: Có nên học thạc sỹ ở Mỹ không?

  • Chương trình nội trú (như Tiến sĩ ở Việt Nam)

Những điều cần biết khi du học ngành Y tại Mỹ

Còn gọi là Graduate Medical Education, bao gồm residency và fellowship. Nội trú residency bao gồm tất cả chuyên khoa. Fellowship bao gồm các chuyên khoa sâu sau nội trú. Tất cả các bác sĩ muốn hành nghề tại Mỹ phải học nội trú. Bác sĩ nội trú được trả lương hằng năm, trung bình khỏang 40,000 USD/năm. Chương trình nội trú kéo dài từ 3 đến 7 năm tùy theo chuyên ngành. Trong thời gian này, các bác sĩ sẽ thi USMLE 3, là kỳ thi cuối để chứng nhận lấy bằng hành nghề. Các bác sĩ Việt Nam trong chương trình này sẽ xin vào giai đoạn nội trú.

3. Muốn du học ngành Y tại Mỹ cần những điều kiện gì?

Hiện nay, các trường tại Mỹ đều cho phép sinh viên Việt Nam được học các chương trình Y khoa như Y, Nha khoa, Dược, Sinh học, An toàn sức khỏe – Lao động… Tuy nhiên, để có được một vị trí trong một trường Y ở Mỹ là không hề đơn giản.

Bạn đã chuẩn bị tâm lý thật tốt cho việc du học sắp tới tại Mỹ chưa? Hãy tham khảo bài viết Du học Mỹ và những chia sẻ kinh nghiệm (P1) để tích lũy thêm kinh nghiệm cho quá trình du học nhé!

Việt Nam là nước có chất lượng giáo dục khá chênh lệch so với nhiều nước phát triển, vậy nên sinh viên muốn đi du học Mỹ ngành Y thường phải trải qua yêu cầu rất khắt khe về kết quả học tập, điểm tiếng Anh và nhiều yếu tố khác. Cụ thể là:

  • Điểm pre-med (dự bị Y khoa) và điểm MCAT (Medical College Admission test) cao. Nghĩa là trước khi học chính thức chương trình Y khoa tại Mỹ, sinh viên phải học chương trình dự bị 3 năm tại Mỹ, điều kiện về điểm tùy thuộc vào từng trường.
  • Có luận văn, thư giới thiệu cực kỳ ấn tượng từ khoa chuyên ngành của trường ĐH đã học.
  • Trải qua các vòng phỏng vấn cực kỳ khắt khe và phức tạp.

Ngành Y chưa bao giờ giảm đi độ “hot” của mình. Cơ hội việc làm cao sau khi tốt nghiệp cùng mức lương và sự đãi ngộ tuyệt vời chính là những ưu điểm thu hút rất nhiều sinh viên lựa chọn ngành học này. Đặc biệt là với một quốc gia có nền tảng đào tạo tốt như Mỹ. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải cân nhắc và chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt như điều kiện tài chính, năng lực của bản thân cũng như tâm lý trước khi quyết định theo đuổi ngành học “khó nhằn” này.

Chúc các bạn thành công!