Bệnh rối loạn tiền đình dễ bị nhầm với thiểu năng tuần hoàn não

Bệnh rối loạn tiền đình dễ bị nhầm với thiểu năng tuần hoàn não

Bệnh rối loạn tiền đình có 80% biểu hiện giống với thiểu năng tuần hoàn não nên dễ nhầm lẫn.

 Bệnh rối loạn tiền đình đang là một trong những căn bệnh nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe của con người. Theo các nghiên cứu về căn bệnh này, tỉ lệ người mắc bệnh không chỉ dừng lại ở người cao tuổi mà đang tăng cao, hướng đến đối tượng là những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, do căn bệnh rối loạn tiền đình có tới 80% biểu hiện là giống với thiểu năng tuần hoàn não nên việc chữa trị gặp rất nhiều hạn chế, tâm lý coi thường, cho rằng bệnh không nguy hiểm đẩy người bệnh vào con đường khó khăn. Để giúp các bạn hiểu hơn về bệnh rối loạn tiền đình và phân biệt với bệnh thiểu năng tuần hoàn não, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

1.Tìm hiểu về bệnh rối loạn tiền đình và thiểu năng tuần hoàn não

Bệnh rối loạn tiền đình

Như chúng ta đã biết, trái đất hình tròn và thực hiện 2 chuyển động cùng lúc đó là xoay quanh hệ mặt trời và tự quay quanh trục. Rõ ràng, khi con người sinh sống trên trái đất, chúng ta cần có bản năng tự thăng bằng để đảm bảo rằng cơ thể không bị chuyển động, đổ nghiêng theo những chuyển động của trái đất. Cơ quan trong cơ thể thực hiện chức năng đó chính là tiền đình.

Khi con người bị bệnh rối loạn tiền đình tức là chức năng thăng bằng của cơ thể sẽ không được đảm bảo, dẫn đến các hiện tượng như chóng mặt, ù tai, buồn nôn, không thể giữ thăng bằng, ... ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người.

 

Người bị rối loạn tiền đình và thiểu năng tuần hoàn não có những biểu hiện giống nhau nhưng vẫn có thể phân biệt 2 bệnh này

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Máu là điều kiện cần để cơ thể có thể tồn tại. Não là cơ quan chỉ huy của cơ thể con người, từ những việc làm nhỏ nhất cho đến những yếu tố liên quan đến tư duy, tâm lý, trí nhớ, ... Nếu não thiếu máu, mọi hoạt động của cơ thể sẽ bị ngưng trệ. Để cơ thể khỏe mạnh và hoạt động bình thường, sự lưu thông máu lên não là hoàn toàn cần thiết và không thể gặp bất kỳ sự sai sót nào.

Khi con người mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não tức là lượng máu cung cấp lên não bị thiếu làm suy giảm chức năng của hệ thần kinh và ảnh hưởng tới cac hoạt động bình thường khác của cơ thể.

Như vậy, có thể thấy dù là mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não hay rối loạn tiền đình thì cuộc sống của người bệnh sẽ trở nên hết sức khó khăn, não không hoạt động bình thường sẽ dẫn đến hàng loạt các bệnh lý khác.

2. Các đặc điểm cần phân biệt giữa rối loạn tiền đình và thiểu năng tuần hoàn não

Mặc dù là 2 căn bệnh khác nhau những rối loạn tiền đình và thiểu năng tuần hoàn não lại có những biểu hiện tương đối giống nhau, thậm chí, các nhà khoa học đã thống kê và cho rằng 2 căn bệnh này giống nhau về biểu hiện đến 80%. Để có thể phát hiện kịp thời cũng như có những bài thuốc phù hợp để điều trị dứt điểm các căn bệnh trên, người bệnh cần phân biệt rõ thiểu năng tuần hoàn não và rối loạn tiền đình ở các đặc điểm sau.

Biểu hiện giống nhau giữa rối loạn tiền đình và thiểu năng tuần hoàn não

Người bị bệnh thiểu năng tuần hoàn não và rối loạn tiền đình đều có các biểu hiện sau:

  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Suy giảm trí nhớ
  • Mất ngủ
  • Mệt mỏi

Sự khác nhau giữa rối loạn tiền đình và thiểu năng tuần hoàn não:

  • Rối loạn tiền đình:
  • Không xác định được vùng đau cụ thể
  • Người bệnh bị ù tai
  • Khi bệnh tái phát, người bệnh không thể đứng hoặc ngồi để lấy được cảm giác dễ chịu

Biểu hiện của người bị rối loạn tiền đình

  • Thiểu năng tuần hoàn não:
  • Người bệnh có thể xác định chính xác vị trí mà mình cảm thấy đau
  • Người bệnh không bị ù tai
  • Người bệnh có thể đứng hoặc ngồi bình thường mà không gặp trở ngại

>>>Xem thêm...: Các loại thuốc hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả

 

Đặc điểm của người bị thiểu năng tuần hoàn não

Như vậy, có thể thấy 3 đặc điểm cụ thể để phân biệt rõ bệnh rối loạn tiền đình và thiểu năng tuần hoàn não. Hi vọng rằng, những người đang gặp phải những biểu hiện trên có thể xác định được phần nào căn bệnh mà mình gặp phải, trên cơ sở đó, xác định được mức độ nguy hiểm, đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.