Bố mẹ luôn muốn những điều tốt đẹp cho con cái và họ luôn chiều chuộng, nuông chiều con hết mực có thể. Chính vì thế mà khi trẻ đến trường có những hành động tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến hình thành nhân cách của con. Sau đây là những dấu hiệu học sinh được bố mẹ bao bọc quá mức.
Mẹ đang dỗ dành con trước khi con vào lớp
1. Muốn gì được đó
Ở nhà trẻ muốn gì cũng được nấy và đòi hỏi cha mẹ đáp ứng ngay những gì chúng muốn. Hoặc trẻ dùng nhiều cách như nhõng nhẽo cũng như đề nghị.
Nếu bạn đáp ứng hết những đòi hỏi của trẻ vô điều kiện mà không cần phải vào dịp nào, không phạt con và không giáo dục cho con thì có nghĩa là bạn đang làm hỏng trẻ.
Khi đến lớp trẻ sẽ thể hiện thái độ đó với bạn bè, thầy cô khiến người xung quanh cảm thấy khó chịu và bực mình.
2. Hay ăn vạ, đòi hỏi, vòi vĩnh
Do cha mẹ luôn đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ nên khi gặp phải những điều không hài lòng thì trẻ khóc và nằm ăn vạ để dọa bố mẹ. Các bậc cha mẹ yêu chiều trẻ chỉ còn cách dỗ dành và năn nỉ cũng như nịnh nọt trẻ.
Nếu như cha mẹ thường xuyên xuống nước với trẻ thì thói quen này thường xuyên được hình thành mỗi khi trẻ muốn cái gì đó. Đến lớp, trẻ cũng thực hiện những hành động như vậy.
Khóc luôn là lựa chọn hàng đầu để bé đòi hỏi
Khi thấy trẻ quấy khóc thì bố mẹ thường dỗ trẻ bằng bánh kẹo, hay đồ chơi để dỗ trẻ nhưng vô tình làm cho bé hình thành suy nghĩ phải được đáp ứng đòi hỏi có gì đó trước rồi mới làm theo yêu cầu của bố mẹ.
Có thể bạn quan tâm: Top 10 trường cấp 3 ở Hà Nội học sinh nào cũng mơ ước được theo học trong những năm gần đây.
3. Ích kỷ, không quan tâm đến người khác
Trẻ được nuông chiều thì chỉ biết cho bản thân mình và luôn cho rằng tất cả điều này là đương nhiên và không biết đến sự vất vả và khó nhọc của cha mẹ. Trẻ được cha mẹ bao bọc thì hay coi thường người khác và xa lánh bạn bè luôn nói xấc xược.
Trẻ lúc này không chịu chia sẻ với người khác và sự giúp đỡ của những người xung quanh, chúng luôn tự coi mình là trung tâm của mọi người và tất cả mọi người đều phải làm theo ý muốn của mình.
Không quan tâm đến thái độ của người khác
Khi trẻ đã có mọi thứ nhữn trẻg vẫn không hài lòng với những gì mình có và thường ghen tỵ với bạn bè. Chúng thường hay đòi hỏi nhiều thứ và đòi cho bằng được, ít nhất là những thứ mà bạn bè hoặc ai đó đang có.
4. Lười biếng hay nản chí
Có rất nhiều bậc cha mẹ nuông chiều con thường thay chúng làm hết mọi việc vì không nỡ sai con hay sợ chúng làm hỏng mọi thứ. Cũng chính điều này khiến cho trẻ trở nên lười nhác hơn và ỷ lại và không biết được giá trị của lao động cũng như không thể tự lập được trong cuộc sống của mình sau này.
Cha mẹ cũng ít khi kì vọng vào con mình nên chúng không có một động lực để phấn đầu và hoàn thành tốt được hết mọi việc. Chúng cũng dễ dàng bỏ cuộc và nản chí, dựa dấm vì mọi việc đã có bố mẹ mình lo rồi. Kiểu dạy dỗ này vô tình khiến cho con bạn sau này gặp nhiều khó khăn và không có khả năng giải quyết được mọi vấn đề của mình trong cuộc sống.
5. Trẻ béo phì, ham chơi, cư xử hung hăng
Trẻ nhỏ luôn phải đối mặt cùng với những nguy cơ như béo phì vì cha mẹ không kiểm soát được chế độ ăn uống của con và cho trẻ ăn tùy tiện theo ý thích của mình. Những cha mẹ dạy con theo kiểu này thì không thích ép con ăn những món mà các chuyên gia sức khỏe khuyên dùng hay là khuyến khích chúng tập thể dục và tham gia những hoạt động ngoài trời.
Hi vọng với những dấu hiệu trên cha mẹ có thể điều chỉnh hành động, thái độ của mình đúng mực để con không ỉ lại mình.
Bài viết được đóng góp bởi https://giasuviet.com.vn/gia-su-toan-lop-11.html