1. Tính độc lập
Đến tuổi vị thành niên, trẻ bắt đầu có xu hướng tách ra, ít phụ thuộc vào cha mẹ. Trẻ không thích đi cùng bố mẹ đến nơi đông người, không thích bố mẹ đèo đi học hay làm hộ mình những việc cá nhân.
Trẻ thích chuyển từ sinh hoạt gia đình, sang sinh hoạt bạn bè, tín ngưỡng để đạt được sự độc lập. Do vậy, nhiều bố mẹ có cảm giác con cái mình thích đi chơi, tụ tập với bạn bè hoặc ở trong phòng riêng một mình. Đây là sự khác biệt rất lớn của trẻ vị thành niên so với khi còn nhỏ.
Có suy nghĩ không phụ thuộc vào cha mẹ
2. Ý thức về sự trưởng thành
Trẻ thường cố gắng khẳng định mình như một người lớn, bắt chước hành động, lời nói hay phong cách ăn mặc của những người trưởng thành. Trẻ cũng luôn mong muốn bố mẹ, bạn bè, anh chị em coi mình là một người trưởng thành thực sự.
Một số trẻ bắt đầu có những lo lắng về tương lai, học tập, sự nghiệp,... Có thể trẻ giữ kín trong lòng hoặc chia sẻ với bạn bè anh chị chứ ít khi bộc lộ tâm sự với bố mẹ, nhất là trẻ nam.
Có thể bạn quan tâm: Làm thế nào để trở thành "bạn của con"? - Một phương pháp để cha mẹ và con cái tuổi thành niên được gần gũi nhau hơn.
3. Những rung động với bạn khác giới
Bắt đầu có những rung động với bạn khác giới
Trẻ bắt đầu có nhận thức về giới tính, biết rung động, xao xuyến trước bạn khác giới mà mình có thiện cảm,...
Những cảm xúc này đến rất bất chợt, tự nhiên. Trẻ bắt đầu biết đến "tình yêu" bạn bè, có những hành động thể hiện tình cảm với người mình thích và nhiều lúc khó phân biệt đâu là tình yêu, đâu là bạn bè.
Đặc biệt, trẻ nữ thường mơ mộng, khi đổ vỡ tình cảm dễ dẫn đến mất niềm tin, chán nản, ảnh hưởng đến cuộc sống và việc học tập.
4. Sự phát triển mạnh mẽ về tư duy
Liên tục được phát triển từ những thu nhập và tích luỹ các kiến thức nhà trường, xã hội đến thay đổi những suy nghĩ, trẻ vị thành niên thường thích lập luận, suy diễn nhìn sự vật theo quan điểm lý tưởng hoá.
Giai đoạn phát triển đặc biệt này chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ của các điều kiện văn hoá, giáo dục, kinh tế của môi trường gia đình và xã hội đồng thời cũng là giai đoạn gây nhiều lo ngại cho các bậc cha mẹ và cho cộng đồng.
5. Xu hướng tự đánh giá mình cao hơn so với hiện thực
Các em thích thổi phồng những khả năng của mình, là nhân vật có tầm quan trọng nhất, mọi người nên suy nghĩ và hành động như mình.Chính vì đánh giá không đúng khả năng của mình nên các quyết định của trẻ ít dẫn đến thành công , những thất bại nho nhỏ , những xích mích vụn vặt cũng có thể làm trẻ đau khổ dễ dẫn đến những hành vi nông nổi.
6. Thay đổi hình mẫu lý tưởng
Nếu như ở tuổi thơ các em luôn xem bố mẹ, thầy cô là hình mẫu lý tưởng của mình thì trong lứa tuổi này trẻ bắt đầu "nhìn lại" thần tượng.
Mặt khác do ít trải nghiệm, ít kiến thức xã hội nên sự đánh giá người khác của các em khá cực đoan - cứng ngắc.
Những người được các em đánh giá cao thì sẽ được các em tin tưởng, yêu quý, thích hoàn thành nhiệm vụ người đó giao phó, và tỏ rõ thái độ ngược lại với những người mà các em phát hiện ở họ có những lời nói hành động tự các em cho là không đúng không tốt.
7. Thay đổi tính nết đột ngột
Vui đó, buồn đó, vừa ca hát xong lại ngồi lầm lầm lì lì, hay nổi cọc, càm ràm, mới tỏ vẻ yêu thương bố mẹ xong lại dở giọng sẵng… cơ thể chúng đang vươn lên, đang nứt da, căng xương, nở thịt, có rất nhiều nguyên nhân làm chúng như những con khỉ con, hờn hờn dỗi dỗi.
8. Không tâm sự, không hỏi han
Thờ ơ trước mọi lời nói của người lớn
Trẻ ở tuổi vị thành niên không còn tâm sự với bố mẹ nữa. Hỏi gì cũng chỉ ậm ừ cho qua. Một số trẻ hay lầm bầm sau lưng người lớn bằng những câu như "chỉ nói nhiều" hay ngược lại, "chẳng biết cái gì cả".
9. Nhu cầu tình dục
Ở độ tuổi này, trẻ đã có nhu cầu tình dục. Đặc biệt, trẻ luôn thích khám phá tò mò về cơ quan sinh dục và các hành vi liên quan đến tính dục. Với bản tính tò mò, ham khám phá cùng với sự nhầm tưởng tình yêu và chưa ý thức được hậu quả, dễ khiến các em hành động theo bản năng dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
10. Dễ bị trầm cảm
Trầm cảm là căn bệnh rối loạn tâm thần thường gặp với nhiều triệu chứng như hay buồn bã, không quan tâm tới mọi thứ xảy ra xung quanh và cả với bản thân, dễ mệt mỏi, mất hi vọng vào tương lai…
Căn bệnh này thường rất dễ mắc phải ở lứa tuổi dậy thì do độ tuổi nhạy cảm này dễ chịu áp lực từ xung quanh, từ học hành, bố mẹ, thầy cô, bạn bè hay cả từ các chất kích thích.
Chia sẻ được tổng hợp bởi https://giasuviet.com.vn/gia-su-toan-lop-9.html.