Giải đáp: Khi nào nên chọc hút dịch khớp gối?

Giải đáp: Khi nào nên chọc hút dịch khớp gối?

Chọc hút dịch khớp gối là một phương pháp trong điều trị tràn dịch khớp gối và các bệnh lý viêm nhiễm khớp gối. Vậy khi nào nên chọc hút dịch khớp gối? Khi chọc hút dịch khớp gối cần lưu ý những gì?Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc liên quan đến phương pháp chọc hút dịch khớp gối.

Chọc hút dịch khớp gối là gì?

Chọc hút dịch khớp gối là phương pháp điều trị bệnh tràn dịch khớp gối bằng cách hút bớt lượng dịch khớp dư thừa trong khớp gối bằng kim nhỏ. Ngoài ra để có thể phát hiện bệnh tràn dịch khớp gối các bạn phải biết rõ dấu hiệu của căn bệnh này, các bạn có thể tham khảo tại: dấu hiệu tràn dịch khớp gối.

Mục đích của phương pháp này là giúp chẩn đoán các bệnh lý ở khớp gối như viêm khớp mủ ở đầu gối, tràn dịch khớp gối, viêm màng hoạt dịch khớp không đặc hiệu hay tình trạng tràn máu ổ khớp gối sau khi chấn thương. 

Khi nào nên chọc hút dịch khớp gối?

Khi cần chuẩn đoán, điều trị tràn dịch khớp gối và một số bệnh lý về khớp bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp chọc hút dịch khớp gối. Chỉ định chọc hút dịch khớp gối trong các trường hợp:

Khi nào nên chọc hút dịch khớp gối 1

- Viêm màng hoạt dịch khớp trong các bệnh lý về khớp gối như thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp mạn tính thiếu niên, viêm khớp vẩy nến,…

- Viêm màng hoạt dịch khớp gối chưa rõ nguyên nhân.

- Viêm màng hoạt dịch khớp gối nghi ngờ bị nhiễm khuẩn, lao.

- Sau các chấn thương như tai nạn hay tập luyện thể dục thể thao quá sức bị tràn dịch khớp gối.

- Tràn dịch khớp gối chu kỳ.

- Để chẩn đoán bệnh tràn dịch khớp gối, viêm màng hoạt dịch khớp,… thfi phương pháp chọc hút dịch khớp gối cũng được áp dụng.

Một số trường hợp bệnh nhân sẽ không được chỉ định thực hiện chọc hút dịch khớp gối:

- Bệnh nhân mắc bệnh ưa chảy máu.

- Người bệnh đang điều trị bằng thuốc chống đông máu.

Nếu gặp phải tổn thương vùng da ở khớp gối, ngay tại vị trí cần chọc hút dịch khớp gối cũng không được thực hiện phương pháp này.

Bên cạnh đó trong một số trường hợp sau khi chọc hút dịch khớp gối cần đặc biệt lưu ý:

- Bệnh nhân bị mắc các bệnh cao huyết áp, suy tim nặng, đái tháo đường hoặc chưa kiểm soát được đường máu.

- Nếu bị nhiễm HIV, người bệnh sẽ suy giảm hệ miễn dịch, có thể sẽ gặp nguy hiểm khi thực hiện chọc hút dịch khớp gối nên cần đặc biệt chú ý.

Nguyên tắc khi chọc hút dịch khớp gối

Có một số nguyên tắc bạn cần phải đặc biệt lưu ý để chọc hút dịch khớp gối được thực hiên an toàn và hiệu quả.

- Quá trình chọc hút dịch khớp gối phải được tiến hành trong phòng tiểu phẫu.

- Trước khi tiến hành phải khử trùng tuyệt đối trên các dụng cụ sử dụng cũng như vùng cơ thể người bệnh.

- Chỉ thực hiện chọc hút dịch khớp gối khi người bệnh hoàn toàn tự nguyện và có mong muốn hợp tác.

- Sau khi lấy được dịch ra khỏi khớp, dịch cần được xét nghiệm trong vòng 8 tiếng ở nhiệt độ phòng và trong 24 giờ nếu được bảo quản dịch ở nhiệt độ từ 4 – 8 độ C.

- Người bệnh nên đến các bệnh viện lớn hoặc các cơ sở chuyên khoa uy tín để thăm khám và chọc hút dịch khớp gối.

Biến chứng của chọc hút dịch khớp gối

Nếu quá trình chọc hút dịch khớp gối không được tiến hành theo đúng nguyên tắc nêu trên thì có thể sẽ gây ra một số biến chứng đối với người bệnh.

- Nếu không thực hiện đúng và đầy đủ các nguyên tắc khử trùng thì sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng.

- Khi xác định sai mốc giải phẫu có thể sẽ chọn trúng mạch máu gây mất máu hoặc trúng các dây thần kinh làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể người bệnh.

- Trước khi thực hiện chọc hút dịch khớp gối, nếu bệnh nhân không được trấn an tâm lý sẽ gây ra tình trạng sợ hãi làm vã mồ hôi, buồn nôn, nôn, hạ huyết áp,… điều đó có thể ảnh hưởng đến kết quả của cuộc tiểu phẫu này.

>> Bệnh tiểu đường có thể chữa khỏi hoàn toàn được không?

Được tổng hợp bởi duonganh.edu.vn