Bài viết dưới đây chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu sự phát triển tâm lý của trẻ 7 tuổi.
Ý thức kỷ luật trong giai đoạn phát triển tâm lý trẻ 7 tuổi
Nhiều chuyên gia cho rằng, khi đến lứa tuổi này thì trẻ đã bắt đầu quen với nề nếp và những quy định ở trường học. Trẻ sẽ dần thay đổi cách sinh hoạt ở nhà, trường mầm non để có thể thích nghi với bậc Tiểu học, tại đây trẻ sẽ tự lập hơn.
Trẻ sẽ biết hoàn thiện các bài tập, nhiệm vụ trên trường lớp cũng như khi về nhà theo đúng thời gian biểu của mình. Trẻ cũng sẽ biết cố gắng thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình để không mắc phải những sai lầm, vi phạm nội quy, tránh bị thầy cô trách mắng.
Tuy nhiên cũng không ít trẻ sẽ cảm thấy lo lắng, căng thẳng do chưa thể quen với quá nhiều nội quy tại trường học. Lúc này vai trò của các bậc phụ huynh là vô cùng quan trọng, bạn hãy cùng con xây dựng một thời gian biểu để nhắc nhở chúng tuân theo như:
- Thức dậy, vệ sinh cá nhân, ăn sáng và đến trường đúng giờ. Điều này đảm bảo cho trẻ có một tinh thần tốt, năng lượng đầy đủ để có thể tham gia các hoạt động tại trường như học tập, vui chơi.
- Trước khi đi ngủ trẻ cần soạn sách vở, dụng cụ học tập, có thể là quần áo cho ngày mai.
- Cha mẹ nên có những cuộc họp nhỏ giữa các thành viên trong gia đình nhằm phân công trách nhiệm cho trẻ tự quản lý đồ dùng của mình đồng thời có thể phụ giúp việc nhà cho cha mẹ.
Phát triển tính cách và ý thức xã hội ở tâm lý trẻ 7 tuổi
Giai đoạn này là thời điểm tính cách của trẻ bộc lộ rõ rệt nhất. Trẻ sẽ có nhiều mối quan hệ bạn bè, biết trò chuyện chia sẻ với mọi người, có thể nhớ mọi việc lâu hơn. Trẻ bắt đầu xây dựng hình mẫu lý tưởng cho mình và điều khiển cảm xúc của bản thân.
Trẻ đã có thể định hình rõ ràng ý thức về bản thân mình, biết áp dụng thực tế khi được rèn đức tính tự giác và kỷ luật chặt chẽ đồng thời phát triển khả năng kiểm soát bản thân tốt hơn. Chúng cũng thể hiện được cách hành xử lịch sự, yêu mến gia đình, bạn bè.
Bên cạnh đó, đôi khi trẻ sẽ mắc những sai lầm do bắt chước người khác như nói dối, ăn cắp vặt, đánh nhau,… vì vậy cha mẹ nên có sự theo dõi sát sao đến con trẻ, cần có sự nghiêm khắc thể hiện thái độ rõ ràng cho con biết đâu là hành xử sai khó chấp nhận. Hãy dạy trẻ cách nhận lỗi và sửa lỗi, phân tích để trẻ biết chúng sai ở đâu, tác hại của những sai lầm đó.
Bạn có thể tham khảo thêm chia sẻ: cách dạy trẻ 7 tuổi để có phương án giáo dục phù hợp.
Sự phát triển tình cảm, cảm xúc ở tâm lý trẻ 7 tuổi
Về mặt tình cảm
Trẻ có thêm nhiều người bạn mới đồng thời có những suy nghĩ, quan điểm riêng của bản thân nên sẽ không tránh khỏi những tranh cãi với bạn bè. Trẻ dễ giận và cũng dễ lành nên cha mẹ, người thân không nên can thiệp vào những cãi vã này.
Tuy là không can thiệp nhưng cha mẹ cũng không nên bỏ mặc con hành xử theo bản năng. Bạn nên quan sát và dạy con cách ứng xử cho phù hợp.
Về các hoạt động và sở thích
Trong độ tuổi này trẻ thích tham gia các trò chơi vận động tập thể ngoài trời và làm quen với nhiều môn thể thao. Bên cạnh đó trẻ cũng sẽ dành nhiều thời gian ngồi một mình để chơi, tìm tòi, sưu tập và sắp xếp đồ chơi của mình, xem đó như tài sản riêng và niềm tự hào của con.
Bài viết được duonganh.edu.vn tổng hợp và chia sẻ