Xuất khẩu lao động Nhật Bản, tu nghiệp sinh và thực tập sinh là gì?

Xuất khẩu lao động Nhật Bản, tu nghiệp sinh và thực tập sinh là gì?

Nhật Bản đang là thị trường tốt nhất của những người lao động Việt Nam, tuy nhiên cách thức để có thể sang được bên Nhật thường khác nhau. Người đi xuất khẩu lao động ở nước này có thể được gọi bằng tu nghiệp sinh, hay thực tập sinh. Và họ khá mơ hồ về những khái niệm này, không tránh khỏi sự hoang mang, lo lắng.

 

Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ đề cập đến những khái niệm chung về xuất khẩu lao động Nhật Bản, tu nghiệp sinh và thực tập sinh. Mời bạn cùng theo dõi.

1. Xuất khẩu lao động Nhật, tu nghiệp sinh và thực tập sinh là gì?

Khái niệm về tu và thực tập sinh Nhật Bản

Khái niệm về tu và thực tập sinh Nhật Bản

Dù bạn được gọi là tu nghiệp sinh hay thực tập sinh đây cũng là khái niệm để chỉ những người xuất khẩu sang Nhật Bản để làm việc, tuy nhiên giữa tu nghiệp sinh và thực tập sinh nó có khác nhau 1 chút về tính chất. Chính vì thế chúng tôi sẽ đi chuyên sâu hơn về 2 loại hình xuất khẩu lao động này để bạn hiểu rõ hơn. Cụ thể như sau

- Tu nghiệp sinh

Tu nghiệp sinh Nhật Bản, bạn có thể hiểu nôm na là đối tượng học tập chứ không phải người lao động, tại đây ho được hỗ trợ huấn luyện những kỹ năng, kỹ thuật, kiến thức về các ngành nghề tại Nhật Bản. Sau khi hoàn thành hợp đồng, tu nghiệp sinh sẽ phải trở về nước và bắt buộc phải làm việc tại công ty phái cử.

- Thực tập sinh

Còn với thực tập sinh Nhật Bản là những người tốt nghiệp tu nghiệp sinh, được làm việc và hưởng chế độ giống như một người lao động với mối quan hệ chủ thợ.

2. Thời gian làm việc và tính chất công việc của tu nghiệp sinh và thực tập sinh

Thực tập sinh tại Nhật Bản

Thực tập sinh tại Nhật Bản

Ở mỗi loại hình xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ có những quy định rõ ràng về thời gian làm việc, tính chất công việc như:

- Tu nghiệp sinh

Thời gian tu nghiệp và nơi làm việc:

Thời gian tu nghiệp kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm

Nơi làm việc chủ yếu là các nhà máy, doanh nghiệp ở Nhật

- Thực tập sinh

Hợp đồng làm việc của thực tập sinh kéo dài từ 1 đến 3 năm. Sau khi kết thúc, người lao động sẽ phải quay trở về nước. Nếu muốn đi tiếp lần 2 thì có thể đăng ký thêm 2 năm, theo luật mới tổng cộng thời gian thực tập tối đa là 5 năm (cho 2 đợt).

3. Tư cách lưu trú, đào tạo và quyền lợi của tu nghiệp sinh, thực tập sinh

Quyền lợi và các tư cách lưu trú khi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Quyền lợi và các tư cách lưu trú khi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Với tu nghiệp sinh hay thực tập sinh đều có những quy định riêng, cụ thể như

- Tu nghiệp sinh

Vì là đối tượng học tập nên sẽ phải trải qua các quá trình đào tạo bài bản và chi tiết theo 2 nội dung triển khai là tu nghiệp tổng quát và tu nghiệp thực tế.

Tu nghiệp tổng quát sẽ có thời gian đào tạo là 6 tháng sẽ bao gồm học tiếng, học văn hóa Nhật, đào tạo các quy tắc, quy định trong khi làm việc, huấn luyện tất cả các kỹ năng sản xuất để tạo một tiền đề cho một thực tập sinh đúng chuẩn.

Tu nghiệp thực tế thì thường bắt đầu diễn ra từ khoảng sau 6 tháng, tại đây tu nghiệp sinh sẽ được thực hành làm việc tại các cơ sở sản xuất thực tế, áp dụng theo đúng quy trình và các kỹ năng đã học.

Quyền lợi của tu nghiệp sinh sẽ được hỗ trợ phụ cấp đào tạo để có thể trang trải, chuyên tâm học hành, mức trợ cấp là 80 nghìn yên.

- Thực tập sinh

Khi trở thành thực tập sinh bạn sẽ được đảm bảo đầy đủ quyền lợi như một người lao động tại Nhật như:

Có thu nhập tương đương với người lao động, làm việc theo giờ giấc và một công việc ổn định, thời gian làm thêm sẽ được tính theo đúng quy định. Được tham gia các chế độ, phúc lợi. Và đặc biệt là được hỗ trợ nhà ở giá rẻ tại đây.

Như vậy, qua những thông tin chi tiết trên của https://growupwork.com đây hy vọng sẽ giúp cho bạn có cái nhìn chính xác hơn về xuất khẩu lao động Nhật Bản để từ đó có sự lựa chọn đúng đắn cho riêng mình.