1. Đại học Harvard
Không chỉ đi đầu về học thuật mà còn đứng thứ nhất về mức độ giàu có. Số tiền quyên tặng từ cựu sinh viên trong năm tài chính 2015 lên đến 36,43 tỷ USD. Hàng năm, mỗi sinh viên đóng góp thêm 62.250 USD. Đại học hàng đầu này cũng là nơi học tập, công tác của 47 chủ nhân giải Nobel, 32 nguyên thủ quốc gia và 48 chủ nhân giải Pulitzer. Harvard sở hữu thư viện lớn nhất thế giới. Nhờ số tiền hiến tặng khổng lồ, 65% sinh viên trường được nhận trợ cấp tài chính trong quá trình học.
2. Đại học Yale
Đứng thứ hai với số tiền hiến tặng hàng năm 23,86 tỷ USD và sinh viên đóng khoảng 63.970 USD/năm. Năm ngoái, trường đầu tư một triệu USD cho các dự án nghiên cứu khoa học của sinh viên hệ đại học. Yale cũng nằm trong số ít các trường ở Mỹ đảm bảo tài chính tốt nhất khi chỉ 17% sinh viên khóa tốt nghiệp 2015 phải vay nợ. 5 cựu tổng thống Mỹ từng học tại đây.
3. Đại học Stanford
Số tiền hiến tặng 21,47 tỷ USD giúp Đại học Stanford đứng thứ ba bảng xếp hạng. Chi phí học tập tại đây ở mức khoảng 62.801 USD/năm. Stanford được coi là “ông lớn” trong đào tạo ngành công nghệ, góp phần quan trọng vào sự hình thành của Thung lũng Silicon. Khuôn viên trường rộng hơn 3,24 km2 với khoảng 700 tòa nhà phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu.
4. Đại học Princeton
Đại học Princeton xếp thứ tư. Năm ngoái, cựu sinh viên quyên tặng 20,58 tỷ USD. Chi phí học tập tại đây là 58.965 USD/năm. Khoảng 60% sinh viên nhận trợ cấp tài chính. Đây cũng là trường lâu đời thứ tư ở Mỹ. Princeton hiện đào tạo 36 ngành. Ngoài ra, sinh viên có thể tham gia 50 chương trình liên ngành.
5. Viện Công nghệ Massachusetts (MIT)
Năm 2015, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) được hiến tặng 12,43 tỷ USD, mỗi sinh viên đóng góp 61.030 USD chi phí học tập, sinh hoạt. Tốt nghiệp từ trường kỹ thuật hàng đầu thế giới, phần lớn cựu sinh viên MIT làm việc tại những công ty công nghệ lớn như Google, Oracle, McKinsey & Company, Morgan Stanley.
6. Đại học Texas A&M ở College Station
Đại học Texas A&M ở College Station đứng thứ sáu với 10,52 tỷ USD tiền hiến tặng và 22.975 chi phí học tập đối với sinh viên trong bang, 39.837 USD đối với sinh viên ngoài bang. Texas A&M chú trọng công tác nghiên cứu với các ngành thế mạnh như nông nghiệp, bảo tồn nước, du hành vũ trụ.
Chia sẻ với bạn : Bạn đang phân vân không biết lựa chọn chiếc bàn làm việc cho mình như thế nào để vừa làm văn phòng trở nên hiện đại và sang trọng, vừa hợp tuổi hợp mệnh với mình để công việc được thuận lợi và may mắn. Hãy đến với nội thất 190 - nơi cung cấp các mẫu bàn văn phòng nội thất 190 với đa dạng mẫu mã, màu sắc và chất liệu , để bạn có thể thoải mái lựa chọn cho mình những chiếc bàn ưng ý nhất.
7. Đại học Michigan ở Ann Arbor
Với 9,6 tỷ USD tiền hiến tặng, Đại học Michigan ở Ann Arbor đứng thứ bảy trong danh sách. Chi phí học tập mỗi năm là 26.984 USD nội bang và 55.404 USD ngoại bang. Năm ngoái, trường đầu tư 1,3 tỷ USD cho công tác nghiên cứu. Michigan đứng thứ hai cả nước về số lượng sinh viên nhận học bổng Fulbright, sau Harvard.
8. Đại học Pennsylvania
Năm nay, Đại học Pennsylvania hạ hai bậc so với năm ngoái, đứng thứ tám với 9,59 tỷ USD tiền hiến tặng. Chi phí học tập một năm tại đây là 64.200 USD.
Pennsylvania cũng lọt vào danh sách một trong những trường kinh doanh tốt nhất và được coi là “cái nôi đào tạo tỷ phú của thế giới”.
9. Đại học Columbia
Đại học Columbia xếp thứ chín với 9,22 tỷ USD tiền hiến tặng. Trường là nơi học tập, công tác của 82 chủ nhân giải Nobel và hai tổng thống Mỹ. Columbia cũng là trường hàng đầu trong công tác đào tạo ngành Luật, Kinh doanh, Kỹ thuật và Y.
10. Đại học Notre Dame
Đứng thứ mười trong danh sách là Đại học Notre Dame với 8,19 tỷ USD tiền hiến tặng và chi phí học tập 62.461 USD/năm. Notre Dame đi đầu về giảng dạy và học thuật. Trường đào tạo hơn 50 ngành đại học và 20 chương trình sau đại học.
Bài viết cùng chuyên mục :