Tập đọc sách, tập “thích” đọc sách là một trong những việc mà du học sinh Việt nên “rèn” mình trước khi đi du học. Và nếu chọn được những đầu sách giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sống du học sắp tới thì còn gì bằng phải không ?
Du học sinh khi mới bước chân sang xứ người có đến 1.001 lý do để bỡ ngỡ: nào là khác biệt văn hóa, thay đổi môi trường sống, khó khăn trong giao tiếp, không theo kịp chương trình học… Những khó khăn này không thể tự nhiên biến mất mà cần phải có một quá trình từ từ để thích nghi. Tuy nhiên, bạn có biết rằng có những việc hoàn toàn có thể chuẩn bị trước ở nhà một cách thoải mái chỉ bắt đầu bằng việc… đọc sách. Không du học sinh nào mà lại chưa trải qua cảm giác bất ngờ và choáng ngợp khi bước vào thư viện của trường đại học. Không chỉ có các sách chuyên ngành, hầu như sách bất kỳ chủ đề nào cũng có trong thư viện của những trường đại học lớn. Thư viện không chỉ có mục đích giúp các sinh viên tra cứu cho việc học, mà còn để sinh viên trau dồi kiến thức tổng hợp, tìm hiểu thông tin về những thú vui trong cuộc sống… Đọc sách được xem là một yêu cầu không thể thiếu nếu bạn muốn thành công trong đời sống học đường.
Giáo trình Reading at University – A guide for Student của Gavin J. Fairbairn & Susan A. Fairbairn (2001) nhấn mạnh: Bên cạnh kỹ năng viết và lập luận, kỹ năng đọc là một trong số những hoạt động quan trọng nhất mà sinh viên cần làm quen. Sinh viên muốn trở thành người đọc giỏi cần học cách chắt lọc thông tin hiệu quả từ những gì đã đọc, đồng thời học cách giao tiếp một cách sáng tạo và phê bình với quyển sách. Theo đó, các bạn sinh viên cần:
1. Phân loại tài liệu đọc
Có rất nhiều loại tài liệu, sách báo cần thiết cho sinh viên. Tuy nhiên, có thể chia thành ba loại:
- Các loại giáo trình, sách tham khảo, tài liệu chuyên ngành liên quan đến học tập.
- Tài liệu tin tức hằng ngày từ báo chí, internet…
- Các loại sách truyện.
Với mỗi loại tài liệu bạn sẽ có cách đọc khác nhau: Tài liệu học tập thì đọc lâu hơn, nghiền ngẫm và phân tích kỹ hơn. Thậm chí nhiều khi bạn còn phải phân tích những nội dung cơ bản cần đọc, xác định kiến thức cơ bản hoặc tóm gọn, hệ thống hóa nội dung đã đọc để phục vụ cho các bài tập, bài luận. Còn với các loại tài liệu thuộc nhóm thứ 2 và 3 thì có thể đọc nhanh, khái quát.
2. Sàng lọc thông tin đã đọc
Trong quá trình đọc sách, sẽ có những thông tin thuộc về kiến thức và một số thông tin là những quan điểm, ý kiến… Thế nên, bạn cần phải xác định rõ và phân loại các thông tin khác nhau đó.
3. Ghi chép và phân tích từ những gì đã đọc
Bạn có thể làm một tập hồ sơ lưu lại những đoạn văn hoặc vài chương mà bạn thấy hữu ích và cần thiết nhất trong các tạp chí, tài liệu, sách mà bạn đọc được. Kèm theo đó là những ghi chép của bạn về những gì mà mình đã đọc: VD: Cảm nhận của bạn từ bài viết, bình luận của bạn về những trích dẫn hay hoặc các từ ngữ, thuật ngữ chuyên môn mà bạn cần ghi nhớ và muốn tìm hiểu thêm…
4. Ghi nhớ những điều quan trọng và tái hiện lại bằng ngôn ngữ nói và viết
Ngoài ra, bạn cũng cần lập kế hoạch cho việc đọc sách, bố trí thời gian biểu khoa học, tránh vội vã đọc dồn khi cần thiết rồi lại lơ là việc đọc vào những lúc rảnh rỗi.
Xem thêm :