1. Phải chủ động tìm hiểu và học hỏi
Ở Việt Nam hầu hết sinh viên coi những gì thầy nói là đúng và ít có sự phản hồi hay tranh luận, nhưng ở Châu Âu thì khác. Sinh viên phải tự tìm hiểu, mở rộng kiến thức để đưa ra ý kiến trên lớp hay trong buổi làm việc nhóm. Điều này giúp sinh viên hiểu sâu và nhớ kiến thức lâu hơn. Đừng ngại trước những vấn đề khó và đừng đầu hàng để cho qua. Chỉ cần một lần nhút nhát và không hỏi bạn sẽ mãi cảm thấy khó khăn trước vấn đề đó. Chỉ có học hỏi và năng động bạn mới xóa tan được rào cản để lĩnh hội kiến thức khó.
2. Phải có vốn ngoại ngữ vững chắc
Ngoài việc phải chủ động trong học tập, học sinh, sinh viên Việt Nam cần tích cực nâng cao trình độ ngoại ngữ từ trước và trong khi du học. Việc nâng cao trình độ ngoại ngữ sẽ giúp săn được học bổng với mức hỗ trợ cao. Dù học ở quốc gia nào của châu Âu, bạn đều phải sử dụng tiếng Anh trong chương trình học và ngôn ngữ của quốc gia đó khi giao tiếp hàng ngày. Việc học song song hai ngoại ngữ khá khó khăn. Do đó bạn nên đầu tư học tiếng Anh ngay từ khi có ý định du học để giảm bớt gánh nặng.
Có thể bạn quan tâm:
3. Nên chuẩn bị một kỹ năng mềm thật tốt
Thực tế cho thấy nhiều bạn chưa có khả năng giao tiếp tốt, từ đó không có cơ hội giao lưu, mở rộng quan hệ với bạn bè ở khắp nơi. Các bạn trẻ Việt Nam có ý định du học cần xem lại văn hóa đọc. Con đường du học không dành cho những bạn lười đọc sách, nghiên cứu tài liệu. Khi trang bị cho mình kỹ năng mềm thật tốt bạn sẽ bắt nhập với cuộc sống, môi trường học tập nhanh hơn, tránh được sự hụt hẫng ban đầu.
4. Hãy tìm cho mình những “tiền bối chí cốt” cùng ngành
Điều này rất quan trọng đáy nhé. Bạn không chỉ học hỏi được về kinh nghiệm sống mà còn cho minh thêm những phương pháp học tập hiệu quả. Nên chọn ngành gì? Học môn nào khó nhất? Kinh nghiệm ôn thì? Tất tần tật những vấn đề này sẽ được giải quyết khi bạn tìm hiểu từ một tiền bối cùng ngành.
5. Lên kế hoạch học tập khoa học
Nhiều bạn thất bại khi du học Châu Âu chỉ vì quên mất việc tạo cho mình một thời gian biểu khoa học và phương pháp học tập tốt nhất. Tỷ lệ đầu tư phần trăm cho từng môn học là bao nhiêu? Việc kết học giữa lý thuyết và thực hành như thế nào sẽ giúp cho bạn trải qua các môn thi dễ dàng. Với chương trình học ở Châu Âu đừng bao giờ duy trì tư tưởng “việc hôm nay để ngày mai”. Bạn sẽ không chạy kịp đâu nhé!
6. Làm thêm có chiến lược
Có đến trên 80% du học sinh Việt Nam khi theo học tại Châu Âu đều chọn cho mình một công việc làm thêm nào đó. Lưu ý, làm thêm không chỉ với mục đích là kiểm tiến mà còn phải phục vụ trực tiếp cho ngành học của mình. Lời khuyên cho bạn chính là chọn những việc như dạy thêm hoặc làm dự án cùng giáo sư. Như vậy bạn có thể kiểm được lương cao mà có thêm kiến thức để phục vụ công việc sau này.
Để thành công khi du học Châu Âu có khó không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên đã rất nhiều du học sinh thành công, bởi họ có chiếc lược học tập tốt, phương pháp khoa học. Đừng quên chuẩn bị cho mình những hành trang như thế này khi du học tạo bất cứ đất nước nào của Châu Âu bạn nhé!