Sau đây duonganh.edu.vn xin giới thiệu những nguyên nhân gây stress trong công việc và dẫn tới chứng bệnh Stress, một chứng bệnh nguy hiểm đang rất phổ biến hiện nay. Các bạn có thể tham khảo thêm các biểu hiện stress để có thể phát hiện bệnh kịp thời.
-
Môi trường làm việc mới
Stress trong công việc có thể đến từ việc bạn phải làm quen với một môi trường làm việc mới, bạn phải học hỏi ở đó từ công việc, các mối quan hệ mới dẫn tới bạn thấy căng thẳng, lo âu vì sợ mình thể hiện chưa tốt. Nhất là với những bạn sinh viên mới ra trường, các bạn còn thiếu kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã giao trong văn phòng nên thường cảm giác hồi hộp, lo lắng, và rất dễ bị Stress.
Môi trường làm việc mới
-
Khi bạn làm ở công ty đã lâu
Nhiều nghiên cứu cho rằng những người có thâm niên làm việc lâu dài là đối tượng gặp stress trong công việc nhiều hơn đối với người trẻ tuổi. Đơn giản là việc công ty có nhiều nhân viên mới, có tri thức tốt, sức trẻ và nhiệt huyết hơn sẽ gây áp lực với những người đã làm lâu, ngoài ra, những người đã làm lâu thường không sôi nổi trong các hoạt động như người trẻ nên không hòa đồng với các nhân viên.
-
Môi trường làm việc cạnh tranh
Nếu hiện tại công việc của bạn đang rất áp lực, cộng với đó là những chính sách hà khắc của công ty cho vị trí của bạn, chắc chắn bạn sẽ bị Stress vì lo lắng, bất an cho công việc của mình. Đơn giản là bạn phải đối mặt với nhiều vấn đề để có thể an toàn với vị trí hiện tại, và phải luôn cố gắng hết sức mình để thể hiện bản thân.
Chưa kể đến, bạn có hàng trăm đối thủ là đồng nghiệp của bạn sẵn sàng dành mất vị trí của bạn, công việc của bạn, bạn phải làm thật tốt để cho thấy rằng mình là người xứng đáng bằng cách nhận thật nhiều việc, điều đó chỉ làm cho bạn thêm quá tải và dễ dàng bị Stress.
Môi trường làm việc cạnh tranh
Ngoài ra, sếp của bạn là người khó tính, luôn đòi hỏi ở nhân viên và áp đặt nhân viên làm thêm giờ, tăng ca, bạn cũng sẽ phiền lòng và rất dễ nổi nóng, khó kiềm chế cảm xúc và bực bội, khiến công việc gặp khó khăn. Đồng nghiệp không thân thiện, luôn dò xét và nói xấu bạn, bạn cũng sẽ khó chịu mà khiến cho tâm lý nặng nề hơn.
-
Sự thay đổi trong công việc
Công ty bạn đang thực hiện cải cách một số những quy định về mức lương bổng, chế độ cho nhân viên, giờ giấc đi làm, giảm biên chế mà bạn không thấy rất vô lý, làm đánh mất quyền lợi của bạn hoặc khiến bạn rơi vào áp lực cũng sẽ khiến bạn bị Stress. Ngoài ra, còn những thay đổi như quản lý mới đến, một số hoạch định mới trong công việc hay bạn bị điều chuyển công tác đến công việc bạn không thích, những biến đổi trong công ty này đều khiến bạn gặp áp lực không mấy thoải mái từ công việc.
-
Môi trường làm việc khiến bạn nhàm chán
Bạn đang làm một công việc mà bạn không yêu thích, ngày nào cũng lặp đi lặp lại, không được học hỏi thêm những điều mới, lương bổng không thay đổi, bạn làm nhiều năm không thăng lương, cấp bậc, môi trường làm việc không hòa đồng,... Đây đều là những nguyên nhân khiến bạn chán ghét công việc và chán nản với nó nhưng vẫn không biết cách nào giải quyết tốt nhất.
-
Áp lực từ chính bản thân bạn
Nhiều khi, Stress phát sinh do chính những suy nghĩ tiêu cực của bạn về bản thân mình. Bạn luôn sợ hãi khi mình làm sai điều gì đó và luôn cho rằng mình làm không tốt, mình bị đồng nghiệp ghét bỏ, mình không thể hoàn thành tốt mọi việc. Chính những suy nghĩ đó khiến cho bạn luôn trong một trạng thái bấp bênh và lo lắng.
Bạn nhàm chán với công việc nhưng lại không dám nghỉ việc, bạn tự ti với khả năng của mình, bạn không dám làm trước những sự thay đổi. Chính những suy nghĩ đó khiến bạn tự đưa mình vào những áp lực vô hình càng khiến bạn mệt mỏi hơn.
Dù là nguyên nhân nào thì bạn hãy nhớ Stress rất không tốt cho cơ thể bạn và công việc của bạn, hãy giải tỏa bằng cách học thư giãn, nghỉ ngơi đầy đủ, tập thể dục và thiền định, tìm cho mình những khoảng lặng để suy nghĩ về bản thân và công việc hiện tại của mình.
Xem thêm: