Bệnh viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, đây là căn bệnh hầu như ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này và trong đó có cả trẻ nhỏ. Hãy cùng chúng tôi tham khảo những biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ sau đây.
Trẻ bị viêm da cơ địa có nguyên nhân từ đâu?
- Trong gia đình nếu ông bà, cha mẹ đã từng mắc viêm da cơ địa, dù đã chữa trị triệt để thì trẻ vẫn có nguy cơ mắc phải tình trạng bệnh nay tương đối cao.
- Trẻ tiếp xúc thường xuyên với các vật dụng gây ngứa như vào đeo tay, vòng đeo cổ,… hoặc mặc quần áo chật, không thoải mái.
- Vì đang còn nhỏ nên sức đề kháng của trẻ tương đối yếu nên chưa đủ khả năng chống chọi lại các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.
- Trẻ có thể dễ bị dị ứng các loại thức ăn hoặc dị ứng do thay đổi môi trường không khí, thời tiết với nhiều chất thải bẩn, độc hại.
- Chức năng gan, thận trong việc lọc thải chất độc kém hiệu quả do cơ thể trẻ không được cung cấp đầy đủ lượng nước mỗi ngày.
- Chế độ dinh dưỡng của trẻ chưa thật sự hợp lý, khoa học khiến cơ thể thiếu một số chất quan trọng.
Tác hại của bệnh viêm da cơ địa lên trẻ nhỏ
Viêm da cơ địa sẽ gây ra tình trạng ngứa nhiều làm cho trẻ quấy khóc và gãi gây tổn thương da, gây viêm nhiễm vùng da diện rộng trên cơ thể trẻ. Trẻ thường gặp bệnh này từ lúc sinh ra cho tới khi 5 tuổi và bệnh sẽ giảm dần khi trẻ lớn.
Viêm da cơ địa do vi khuẩn gây ra, nếu không điều trị sớm cho trẻ, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, có thể gây bội nhiễm trầm trọng là trẻ bị sốt, quấy khóc, chán ăn, mất ngủ, nặng hơn là gây viêm nhiễm toàn thân khiến cho việc điều trị tương đối khó khăn.
Các bậc cha mẹ nên đặc biệt chú ý đến tình trạng bệnh viêm da cơ địa ở trẻ để có thể lựa chọn những pháp đồ điều trị thích hợp, tránh những điều đáng tiếc xảy ra đối với sức khỏe của trẻ.
10 biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ
- Biểu hiện điển hình và dễ nhận biết nhất khi trẻ mắc viêm da cơ địa là da ngứa và xuất hiện các mụn nước. Da trẻ sẽ xuất hiện các mẩn đỏ khiến cho trẻ khó chịu không yên, các nốt đỏ sau một thời gian ngắn sẽ xuất hiện mụn nước làm phù nề da. Tình trạng này nhiều bậc cha mẹ lại lầm tưởng với bệnh thủy đậu, tuy nhiên viêm da cơ địa chỉ bị một vùng da nào đó trên cơ thể trẻ chứ không bị toàn thân như thủy đậu.
- Bé sẽ ngứa dữ dội với tần suất dày đặc về đêm hoặc khi thời tiết thay đổi, trở lạnh hoặc quá nóng.
- Khi mới phát bệnh, trên cơ thể trẻ sẽ có những đám da đỏ không rõ ranh giới, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da, trẻ sẽ có cảm giác ngứa và nóng ở vùng da bệnh.
- Những mụn nước nhỏ có thể lan rộng và gộp lại thành mụn lớn, sau một thời gian sẽ đóng thành vảy khô, vàng nâu nhưng không bong tróc.
- Nếu tình trạng bệnh trở nặng, vùng da bệnh sẽ bị phù nề, mụn nước có dấu hiệu chảy dịch và đóng vảy khô. Có thể xuất hiện mụn mủ và vảy tiết vàng trong trường hợp trẻ bị bội nhiễm.
- Khi các mụn nước tiết dịch, nếu để nó dính ra các vùng da lành xung quanh thì vùng bệnh sẽ lây lan rộng hơn.
- Khi càng gãi thì trẻ càng thấy ngứa và da bị nứt, tiết dịch vàng.
- Tình trạng bệnh chủ yếu xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, các ngón tay chân, vùng cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân của trẻ.
- Khi mắc bệnh, trẻ có thể sốt nhẹ, quấy khóc, chán ăn, mệt mỏi,…
- Trẻ có biểu hiện của một số loại bệnh như hen, viêm họng, viêm mũi dị ứng,…
>> Bệnh rối loạn tiền đình dễ bị nhầm với thiểu năng tuần hoàn não
Được tổng hợp bởi duonganh.edu.vn