WELL Building Standard là gì?
WELL Building Standard là một tiêu chuẩn đánh giá thiết kế kiến trúc không gian văn phòng làm việc kiểu mới của Mỹ, lấy trọng tâm là sức khỏe của người sử dụng.
Trước khi chuẩn này ra đời, có tiêu chuẩn gọi là LEED, nhưng nó không đưa quan điểm về sức khỏe vào trong các yếu tố để đánh giá. Để hiểu hơn về tiêu chuân WELL, đầu tiên chúng ta hãy cùng bắt đầu giải thích từ nội dung của LEED.
LEED Building Standard là gì?
LEED là từ viết tắt của Leadership in Energy and Environmental Design, là hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về kiến trúc xanh, được công nhận và thẩm định cho những công trình kiến trúc, cung cấp cho bên thứ ba và chứng nhận rằng một tòa nhà hoặc một sở hữu công cộng được thiết kế và xây dựng dựa theo những tiêu chuẩn hướng đến việc cải thiện hiệu suất, kết hợp với các tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng, hiệu quả thoát nước, giảm lượng khí thải C02, nâng cao chất lượng môi trường sống, nâng cao khả năng quản lý nguồn tài nguyên và khả năng linh hoat của công trình trong việc thích ứng với sự thay đổi.
LEED là tiêu chuẩn đánh giá đối với không chỉ văn phòng mà còn các toàn kiến trúc được xây dựng vào năm 1988 với mục đích nhân rộng các “tòa nhà xanh” thân thiện với môi trường. Từ khâu tuyển chọn vị trí đến thiết kế, phương pháp thi công, vận hành, cải tạo, hay phá dỡ đều cân nhắc kỹ đến môi trường và nguồn tài nguyên, nó lan rộng tầm quan trọng của một xã hội bền vững ra khắp thế giới.
LEED được phát triển bởi US.Green Building Council (USGBC), LEED cung cấp cho các chủ sở hữu, cũng như các nhà quản lý một cơ sở vững chắc trong việc xác định và thực hiện các giải pháp “kiến trúc xanh” đạt tiêu chuẩn và khả thi như thiết kế, thi công, vận hành, bảo hành. LEED là một tiêu chuẩn rất thuyết phục bởi sự linh hoạt vì nó dễ dàng áp dụng cho tất cả các loại công trình – từ công trình thương mại cho đến dân cư. Nó hoạt động trong suốt quy trình xây dựng – thiết kế và xây dựng, vận hành và bảo hành, trang bị cho con người những sư đổi mới đáng kể. Và LEED mở rộng các lợi ích của mình vượt khỏi những lĩnh vực xây dựng đặc thù, lạc hậu vào những lĩnh vực có liên quan trong quá trình phát triển.
Ảnh về chứng nhận Leed
Ảnh hưởng của LEED đến môi trường toàn cầu
Việc đưa tiêu chuẩn đánh giá này nào đã tạo nên ảnh hưởng lớn đến môi trường, Theo bài viết *1 của U.S. Green Building Council tháng 1/2017, tòa nhà được chứng nhận LEED khác biệt so với các tòa nhà không đạt được chứng nhận chính là ở mức độ đóng góp cho công cuộc tháo gỡ các vấn đề môi trường cụ thể như sau:
- Lượng khí thải CO2:Giảm 34%
- Năng lượng tiêu thụ:Giảm 25%
- Lượng nước tiêu thụ:Giảm 11%
- Lượng rác thải:Giảm 80,000,000 tấn
Gần 90,000 dự án LEED được tiến hành trên 164 quốc gia, và hiện tại con số này vẫn không ngừng tăng lên. Cho đến năm 2018, dự kiến 60% trong số các dự án tại 70 quốc gia sẽ là tòa nhà xanh, những thiết kế cân nhắc đến môi trường đang trở thành lẽ hiển nhiên.
Văn phòng Adobe 601 Townsend ở San Francisco nhận được chứng nhận bạch kim năm 2012 (Nguồn ảnh: Trang doanh nghiệp Adobe tại Glassdoor). Sau khi cải tạo lại, vòi nước hay đầu vòi tắm được thay thế, loại toilet không sử dụng nước được đưa vào sử dụng, kết quả là lượng nước tiêu thụ của toàn văn phòng giảm 62%. Áp dụng phân loại rác thải và sử dụng sản phẩm tái chế giúp tỉ lệ tái chế rác thải và tạo phân hữu cơ từ rác thải tăng từ 23% lên đến 98%.
Ngoài ra, tăng cường cây xanh có tác dụng thanh lọc không khí, tiến hành vệ sinh văn phòng vào buổi trưa để giảm tiêu phí điện năng, hãy bố trí kệ đặt xe đạp và địa điểm sạc điện cho ô tô điện nhằm khuyến khích sử dụng phương tiện di chuyển đi làm thân thiện với môi trường. Kết quả là văn phòng nhận được xếp hạng cao nhất của LEED *3.
Tham khảo thêm: Thiết kế không gian làm việc theo mô hình 5S Nhật Bản
Triển khai LEED tại Nhật Bản
Để phổ biến LEED tại Nhật Bản, đòi hỏi nhiều nỗ lực. Tính đến thời điểm tháng 5/2017, số lượng tòa nhà đạt chứng nhận LEED tại Mỹ là 29.002, tại Canada là 2.738, tại Trung Quốc là 1.067 *4. Tuy nhiên tại Nhật thì chỉ đạt 91.
Năm 2013 Green Building Japan được thành lập góp phần nâng con số toà nhà đạt chứng nhận toà nhà xanh tại Nhật tăng dần. Để có thể phổ biến sâu rộng tại Nhật đòi hỏi những bước đi vững chắc, tuy nhiên có thể thấy Nhật Bản đang nỗ lực bắt kịp với thế giới.
Và như vậy, trong suốt 20 năm qua, LEED hình thành từ quan điểm thiết kế các tòa nhà giúp “duy trì nguồn tài nguyên trái đất”. Tuy nhiên, ngày nay, bên cạnh vấn đề nói trên, sự chú ý cũng đổ dồn về một vấn đề khác nữa đang trở thành vấn đề chung vượt trên biên giới một quốc gia đó là cải thiện “sức khỏe của chính bản thân con người”.
Không chỉ “duy trì” nguồn tài nguyên môi trường, mà “duy trì” con người hay nói cách khác là duy trì sức khỏe của người sử dụng đang bắt đầu được nhìn nhận và đòi hỏi ở các tòa nhà. Tiêu chuẩn WELL ra đời từ đó.
WELL Building Standard nhắm đến cuộc sống khỏe mạnh cho người lao động
Tiêu chuẩn WELL đặt trọng tâm là sức khỏe của người sử dụng được đưa vào đặc biệt tại nơi làm việc bởi lẽ nhiều người chúng ta đang dành rất nhiều thời gian thức để làm việc. Nó là tiêu chuẩn phù hợp với thời đại ngày nay khi mà người ta bắt đầu xem xét nhìn nhận lại về sức khỏe cũng như tìm kiếm cách làm việc ít căng thẳng.
Công ty đề xướng tiêu chuẩn này là công ty bất động sản Delos tại New York. Họ đề cao việc mở rộng các tòa nhà lành mạnh trên khắp thế giới và xem nó như phương châm hoạt động của doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp này đưa vào Chánh niệm (Mindfulness) đang thu hút quan tâm của giới nghiên cứu sức khỏe và đề xuất về các tiêu chuẩn đánh giá.
Bạn đã biết: Giảng đường Đại học Kinh tế quốc dân có gì đặc biệt?
Đánh giá phân theo 7 hạng mục ảnh hưởng đến người sử dụng, tiến hành đánh giá trên tổng cộng 102 hạng mục nhỏ và xếp hạng theo thứ tự bạch kim, vàng, bạc.
7 hạng mục được chia ra như bên dưới. Một trong những đặc trưng của WELL là lấy đối tượng là “các yếu tố ảnh hưởng đến người sử dụng” nên các hạng mục đánh giá dễ hiểu hơn so với LEED.
Tựu chung lại: Nếu bạn đang có công ty, tổ chức tại một tòa nhà nào đó, cần để ý tới các tiêu chuẩn xây dựng, thiết kế kiến trúc mà tòa nhà ấy có thể đang tuân thủ. Nhìn nhận vào cả LEED hay WELL giúp chúng ta hiểu ra một điều rằng, không gian làm việc xanh, sạch và tập trung vào sức khỏe của con người là yếu tố quan trọng nhất khi xây dựng không gian làm việc. Bạn có thể tham khảo thêm những mẫu bàn làm việc DKF với thiết kế chân sắt mặt gỗ hiện đại, sử dụng chất liệu an toàn đối với môi trường làm việc.