So sánh ưu và nhược điểm giữa văn phòng mở, văn phòng kín

So sánh ưu và nhược điểm giữa văn phòng mở, văn phòng kín

Không gian văn phòng mở là một xu hướng được ưa chuộng, với những lợi thế rất đặc trưng phù hợp với cuộc sống hiện đại. Vậy nghĩa là văn phòng kín sẽ trở nên lạc hậu và bị loại bỏ?

 

Không hẳn là như vậy! Mỗi loại không gian đều có ưu và nhược điểm riêng, tất nhiên không gian mở sẽ có nhiều lợi thế hơn.

Ưu điểm của thiết kế văn phòng mở

Chi phí thiết kế, xây dựng giảm đi rất nhiều

Khi thiết kế và tổ chức một không gian văn phòng mở, có nghĩa là doanh nghiệp đã tiết kiệm được khá nhiều chi phí dành cho các kiến trúc nội thất để phân chia không gian như văn phòng kín truyền thống như vách ngăn, tường… Ngoài ra là không gian mở cũng giúp giảm tải khá nhiều chi phí cho các thiết bị văn phòng dành cho thông khí, ánh sáng, tăng hoặc giảm nhiệt độ trong phòng làm việc.

Chi phí thiết kế, xây dựng giảm đi rất nhiều

Khi sử dụng văn phòng mở, doanh nghiệp cũng sẽ thúc đẩy quá trình sử dụng các tài nguyên dùng chung dành cho nhân viên thay vì phải bố trí riêng. Cũng dễ dàng nhận thấy, không gian mở có thể “nhồi” được nhiều người hơn do tiết kiếm không gian và diện tích hơn so với văn phòng đóng kín.

Tham khảo thêm cho văn phòng của bạn những mẫu tủ tài liệu Hòa Phát thiết kế đa năng, phù hợp với không gian mở trong việc lưu trữ hồ sơ, sổ sách.

Hoạt động nhóm, khả năng giao tiếp tăng cường

Nhiều doanh nghiệp đã tạo lập được những tiến bộ về giao tiếp dành cho nhân viên giữa các bộ phận, tăng cường các kỹ năng làm việc nhóm, thúc đẩy sự phát triển cá nhân. Từ đó giúp hiệu quả công việc tốt hơn. Và tất nhiên công ty phát triển hơn.

Không gian hỗn hợp, đa di năng hơn

Đối với không gian mở, mỗi không gian có thể có nhiều chức năng hơn so với không gian kín. Ví dụ: khu vực làm việc có thể sẽ trở thành khu vực họp nhóm ngay tức khắc, giải quyết các vấn đề chung.

Thay đổi bố trí, thiết kế dễ dàng

Không gian mở có thể được tái thiết kế, cấu trúc nhanh hơn và đỡ tốn chi phí hơn so với không gian đóng. Bạn hãy thử tưởng tượng việc tái cấu trúc khu vực làm việc 100 người không có vách ngăn cứng hay tường phân cách so với việc phá bỏ các căn phòng, thì cái nào sẽ dễ dàng hơn.

Thay đổi bố trí, thiết kế dễ dàng

Tối ưu hóa ánh sáng – nguồn tài nguyên quý giá

Ánh sáng tự nhiên (không ám chỉ là ánh sáng trực tiếp từ mặt trời) tại không gian mở sẽ dồi dào hơn, được tối ưu hơn so với các không gian văn phòng đóng. Như vậy thì nhu cầu sử dụng ánh sáng nhân tạo như đèn điện cũng sẽ giảm xuống.

Ánh sáng tự nhiên cũng sẽ giúp tinh thần làm việc của con người tốt hơn, nhờ đó hiệu quả công việc được cải thiện rất đáng kể. Đồng thời sức khỏe của người làm việc sẽ thay đổi khi được tiếp xúc nhiều với ánh sáng tự nhiên thay vì ánh sáng nhân tạo.

Những nhược điểm của văn phòng mở

Ồn ào, phiền nhiễu, giảm hiệu suất lao động

Hãy thử tưởng tượng bạn đang cần tập trung suy tư nhưng lại liên tục bị những âm thanh xung quanh như tiếng nói chuyện trao đổi công việc, tiếng máy chạy, quạt gió ở góc tường xa xa… ảnh hưởng.

Những chuỗi ngày liên tục bị tiếng ồn quấy nhiễu sẽ khiến bạn trở nên căng thẳng, nếu không có biện pháp xử lý, nguy cơ cao bạn sẽ dễ mắc các hội chứng liên quan đến tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm…

Hậu quả thì rõ ràng rồi: hiệu quả công việc sẽ giảm sút đáng kể đặc biệt các bộ phận cần độ chính xác hoặc tập trung suy nghĩ sâu như kế toán, ý tưởng marketing.

Mời bạn tham khảo: 6 SAI LẦM KHI THIẾT KẾ, XÂY DỰNG KHÔNG GIAN LÀM VIỆC VĂN PHÒNG

Ồn ào, phiền nhiễu, giảm hiệu suất lao động

Sự riêng tư biến mất, không gian cá nhân không còn

Không gian làm việc mở sẽ tạo ra các không gian chung, mọi người đều cùng hoạt động, và đương nhiên sẽ không còn những sự riêng tư cần thiết. Nhiều nhân viên cảm thấy họ không được tôn trọng khi liên tục có người đi sau lưng, nhìn họ làm việc, họ cảm thấy lo lắng, thiếu an toàn.

Và lúc này bạn có lẽ cần tới các không gian đóng kín.

Ưu điểm của không gian văn phòng đóng kín

Cá nhân hóa không gian, đảm bảo sự riêng tư, bảo mật

Việc đầu tiên sẽ mang đến lợi ích là họ không bị tác động bởi những người xung quanh. Họ có quyền tự do nhất định để làm những việc họ cho rằng phù hợp với họ. Nhiều người cho rằng cá nhân hóa không gian sẽ là mỗi người một góc riêng biệt. Thực ra không phải vậy.

Trong thiết kế văn phòng đóng kín hiện nay, người ta sẽ pha trộn cả thiết kế văn phòng mở vào từng căn phòng để giúp mọi người giao tiếp nhưng vẫn giữ được tính riêng biệt của bộ phận chức năng.

Trong khi bản chất của một văn phòng có kế hoạch mở làm ảnh hưởng đến tính bảo mật, một văn phòng kín cung cấp nhiều không gian cho các cuộc họp riêng tư và các cuộc gọi điện thoại bí mật. Bố cục của một văn phòng kín cũng cho phép cảm giác an toàn, vì nó giúp loại bỏ cảm giác giám sát liên tục thường phát sinh trong một văn phòng có kế hoạch mở.

Ưu điểm của không gian văn phòng đóng kín

Giảm tiếng ồn, phiền nhiễu

Đây là lợi thế rất rõ ràng của không gian đóng kín, cũng là tác nhân giúp tạo lập sức mạnh và hiệu quả công việc. Sẽ không còn lo lắng khi phải chịu một khối tiếng ầm ĩ nếu chẳng may ở đâu đó trong không gian chung có các vụ tranh luận, cãi vã…
Với không gian riêng, nhân viên cũng sẽ ít khi bị quấy rối, phiền toái hơn vì những “người rảnh rỗi”.

Nhược điểm của không gian văn phòng đóng kín

Gia tăng chi phí thiết kế, xây dựng

Những chi phí sẽ tăng thêm khá nhiều cho các bức tường, vách ngăn ngăn cách, thiết bị chiếu sáng, thiết bị điều hòa… Số lượng người mà không gian kín cũng sẽ hạn chế hơn rất nhiều so với không gian mở. Chi phí dành cho duy tu, bảo dưỡng văn phòng cũng sẽ tăng lên.

Nhược điểm của không gian văn phòng đóng kín

Thiếu sự linh hoạt, kết nối cần thiết, khó tái cấu trúc

Giả sử doanh nghiệp của bạn là 30 người, nhưng bùng nổ lên 50 người chỉ sau 1 năm, không gian văn phòng kín sẽ là một thách thức trong việc tái cấu trúc. Hơn nữa, do tính “kín” mà xử lý công việc sẽ thiếu linh hoạt hơn đặc biệt trong các cuộc họp ngắn, các trao đổi giữa các bộ phận chức năng khác nhau ở các khu riêng biệt.

Kết luận: Không gian kín hay mở theo cách nói không có gì hoàn hảo đều có các ưu và nhược điểm riêng của nó. Bởi vậy, trong thiết kế văn phòng hiện đại, mặc dù văn phòng mở vẫn là xu hướng thịnh hành, các nhà thiết kế xây dựng, thiết kế nội thất luôn đưa ra các giải pháp để kết hợp 2 kiểu văn phòng này với nhau. Theo kinh nghiệm từ các chuyên gia Nội thất Đức Khang, trước khi thiết kế văn phòng, bạn nên gặp các chuyên gia để đánh giá về văn phòng mình trước tiên và nhận những lời khuyên phù hợp.