×

Warning

JUser: :_load: Unable to load user with ID: 42

Công việc làm thêm giờ tại Hà Lan và những điều cần biết

Công việc làm thêm giờ tại Hà Lan và những điều cần biết

Làm thêm ngoài giờ học sẽ giúp các du học sinh biết cách rèn luyện bản thân, tiết kiệm thời gian, tự chủ về tài chính và có thêm nhiều hiểu biết về văn hóa cũng như cuộc sống bản địa. Mỗi quốc gia sẽ có những quy định riêng,  đối với du học Hà Lan cũng vậy, công việc làm thêm dành cho sinh viên ngoài những việc làm hợp pháp đã được khoanh vùng giới hạn bắt buộc, còn có các loại việc làm “trốn thuế” khác. Để tìm hiểu rõ hơn mời bạn cùng theo dõi  những thông tin chi tiết dưới đây.

1. Những công việc có thể làm thêm ngoài giờ

– Việc làm hợp pháp: phải đến thẳng các job agency ở thành phố bạn đang sống để liên hệ.

– Việc làm “đen”: Việc làm “đen” (hông có nghĩa là phạm pháp), tức là đi làm trực tiếp với chủ và nhận tiền mặt trực tiếp. Ông chủ trốn thuế và bạn cũng trốn. Nhưng mà thu nhập được vào trăm Euros một tháng. Tốt nhất là tránh những ông chủ người Trung Quốc bởi họ rất tính toán và khắt khe. Hãy tìm cách tiếp cận với người bạn muốn xin việc. Nói gì? Bạn hãy chọn những câu đơn giản nhất để giới thiệu về mình: Tôi là sinh viên trường… tôi muốn có một công việc làm nửa giờ, tôi luôn làm việc chăm chỉ và có nhiều kinh nghiệm làm những công việc như ở chỗ của ông. Ông có thể giao việc cho tôi được không? Nếu họ không đồng ý, hãy kiên nhẫn đi chỗ khác hỏi tiếp.

Bạn có biết vì sao Hà Lan lại có sức hút rất lớn đối với du học sinh không? Tham khảo bài viết 7 lý do bạn không thể từ chối du học Hà Lan để tìm kiếm câu trả lời.

Công việc làm thêm giờ tại Hà Lan và những điều cần biết

2. Một số điều bạn nên biết trước khi đi xin việc làm thêm

– Hãy chuẩn bị tất cả giấy tờ bạn có, ít ra trong mắt chủ, bạn là người tốt và làm hợp pháp.

– Tinh thần làm việc cao ở mức tuyệt đối

– Tác phong công nghiệp, tự tin

– Tự giác và đúng giờ, cực kỳ thật thà, đừng dại mà thó cái gì của chủ

– Luôn hài hoà với mọi người

– Không ngừng hỏi khi bạn chưa rõ

– Hãy là một người tuyệt vời để chủ nhà thuê bạn. Nên nhớ, rụt rè và ít nói không phải là đức tính hữu dụng trong công việc này.

3. Chuẩn bị một số giấy tờ

– Resident Permit (RP) (giấy cư trú hợp pháp). Hãy đợi ít nhất sau 2 tháng sang đây, có được RP hãy xin việc. Tôi đã ngồi nhà thời gian đó, nghe BBC1, BBC2 10giờ/ngày. Điều này rất có lợi khi đi làm và giao tiếp sau này.

– Sofi Number (SN): Hãy tìm vài sinh viên Hà Lan để tìm chỗ làm SN – một dạng cơ quan quản lý thuế thu nhập. Hàng năm, thuế thu nhập của bạn sẽ được hoàn trả 1 lần vào tháng 4, tháng 5. Lưu ý là khi đi làm phải giữ lại toàn bộ giấy tờ liên quan đến thuế má.

– Health Insurance: Họ rất có thể hỏi đến thứ giấy tờ liên quan tới sức khoẻ của bạn

– Giấy chứng nhận sinh viên của trường

– Số tài khoản hiện nay: để họ trả lương hàng tháng cho bạn

– Hộ chiếu (mang kèm theo)

Tham khảo thêm: Số giờ làm thêm của sinh viên khi đi du học Nhật Bản

Nếu họ từ chối nhận bạn vì không thể nói được tiếng Hà Lan, hãy tươi cười và cảm ơn họ và hỏi họ có cơ hội nào khác dành cho mình không? Họ sẽ gợi ý dùm bạn.

Công việc làm thêm giờ tại Hà Lan và những điều cần biết

4. Gợi ý về các công việc làm thêm

Để đảm bảo đầy đủ thời gian cho công việc học tập, không làm ảnh hưởng đến việc học tại trường, tại nhà, những công việc làm thêm chỉ nên dành ra 1 vài giờ thôi nhé!

– Lau chùi vệ sinh, lau văn phòng, toilet, đổ rác, hút bụi

– Bưng bê trong các bar, club, pub

– Rửa bát, phụ bếp trong các nhà hàng

– Gấp chăn màn, giặt giũ trong khách sạn

– Hái táo, thu hoạch trái cây ở các nông trại

– Làm việc trong các dây chuyền nhà máy như những công nhân Hà Lan khác

– Bốc vác ở các nhà kho

– Đóng hộp và dán nhãn sản phẩm

– Nếu bạn nói được tiếng Hà Lan và khéo tay thì có thể đi bán hoa thuê.

Để tìm hiểu thêm về đất nước xinh đẹp này mời bạn tham khảo bài viết Địa lý- tôn giáo – ngôn ngữ của đất nước Hà Lan.

Hà Lan có 2 kiểu tính công lao động, với những công việc thu hoạch ở các nông trại, họ tính theo khối lượng sản phẩm. Đa số các công việc khác tính theo giờ. Lương từ 5 -8 Euro trong khi các nước khác chỉ trả 3 – 4 Euro. Tuổi càng nhiều lương càng cao.

5. Cách phân chia qũy thời gian khi đi làm thêm

– Những công việc mà 5, giờ sáng lạnh buốt đã phải đi làm thường là việc dọn vệ sinh, làm 2, 3 tiếng buổi sáng.

– Có thể tìm công việc sau 5 giờ chiều ở các bar, nhà hàng.

– Ngày đi học, nhưng nếu bạn có thể bỏ học 1 ngày trong tuần thì có thể nghĩ đến những việc chỉ cần 1 ngày 1 tuần.

– Việc làm vào weekend: loại việc nói chung khó kiếm. Những SV nước ngoài thường rành công việc loại này.

– Việc làm vào các kỳ nghỉ: có khả năng bạn phải lên kế hoạch đi về các vùng xa nên hãy cố gắng tìm việc 1 tháng trước kỳ nghỉ.

6. Chuẩn bị tốt tâm lý trước khi đi làm

– Trừ những người đã tốt nghiệp, đi học theo diện học bổng ra, hoặc những anh chị đã đi làm và quay lại đi học thì các sinh viên đều ít tuổi, ít va chạm và thiếu kinh nghiệm sống tự lập. Nhiều người ở Việt Nam có kinh tế khá giả, nhưng sang đây học, hãy nhớ rằng chẳng ai ở đây để ý đâu, họ nhìn vào công việc và kết quả mà bạn đạt được thôi. Khi phải làm những công việc như bốc vác, rửa bát, lau chùi toilet… sẽ có lúc bạn mệt, nhớ nhà và tủi thân. Cách duy nhất chống lại cảm giác này là hiểu rằng: không ai phân biệt là bạn làm công việc thấp hèn, hay khác biệt giai cấp với họ. Chỉ cần bạn tự tin và làm tốt công việc là đủ.

– Người Hà Lan có phân biệt đối xử không? Có! Họ có phân biệt, nhưng họ kín đáo, mới đầu bạn nghĩ là họ rất tốt, họ sẽ rất tế nhị trong giao tiếp với bạn, nhưng họ trả lương thấp hơn, và bạn không thể biết được là sau lưng bạn họ nói gì đâu. Tốt nhầ là việc mình mình làm. Với đồng nghiệp và ông chủ, chỉ cần lịch sự và thẳng thắn và nhớ là tuyệt đối không được dối trá.