Mỹ vẫn là điểm đến giáo dục hấp dẫn
Báo cáo Open Doors 2015 về Giao lưu giáo dục quốc tế công bố ngày 16/11 cho thấy số sinh viên quốc tế ở các trường đại học, cao đẳng Mỹ đạt mức tăng cao nhất trong 35 năm qua – tăng 10%, đẩy số sinh viên quốc tế ở Mỹ lên con số kỷ lục 974.926 sinh viên trong năm học 2014-2015.
Bài viết liên quan:
Báo cáo này cũng cho thấy số sinh viên Mỹ học ở nước ngoài cũng tăng 5% vào năm học 2013-2014 – tỷ lệ tăng trưởng cao nhất kể từ trước cuộc suy thoái kinh tế năm 2008.Mức tăng trưởng mạnh mẽ này cho thấy Mỹ vẫn là một điểm đến giáo dục hấp dẫn với sinh viên quốc tế. Đứng sau Mỹ về số lượng sinh viên quốc tế là Vương Quốc Anh.
Báo cáo Open Doors được công bố thường niên bởi Viện Giáo dục quốc tế (IIE), là sự phối hợp giữa Viện này và Cơ quan phụ trách mảng giáo dục và văn hóa của Bộ Ngoại giao Mỹ.
“Chúng tôi rất vui khi thấy một số lượng sinh viên kỷ lục đang nhận được những cơ hội giáo dục ở nước ngoài. Chúng tôi cũng hoan nghênh những nỗ lực của giáo dục đại học Mỹ trong việc làm tăng tỷ lệ sinh viên Mỹ học tập ở nước ngoài” – ông Evan Ryan, trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao về các vấn đề giáo dục, văn hóa nhận định. “Giao lưu giáo dục là cách thắt chặt mối quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới. Bằng cách tăng cường học tập, nghiên cứu ở nước ngoài, chúng ta đang đầu tư cho tương lai và tạo ra diễn đàn để giải quyết những thách thức mang tính toàn cầu”.
Năm học 2014-2015, số sinh viên quốc tế ghi danh vào các trường đại học, cao đẳng Mỹ cao hơn năm ngoái 88.874 sinh viên. Ấn Độ, Trung Quốc và Brazil là những quốc gia có tỷ lệ du học sinh ở Mỹ tăng đáng kể. Trong khi vẫn duy trì vị trí cao nhất về số sinh viên quốc tế ở Mỹ, năm học này tỷ lệ sinh viên Trung Quốc còn tăng 11% lên tới 304.040 sinh viên. Dù không đuổi kịp Trung Quốc về số lượng sinh viên, nhưng Ấn Độ có tỷ lệ tăng ấn tượng 29,4% lên 132.888 sinh viên. Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất của Ấn Độ trong lịch sử báo cáo Open Doors.
Góc nội thất: Bạn ưa chuộng sản phẩm nội thất của thương hiệu Hòa Phát và muốn sắm số lượng lớn bàn ghế cho hội trường. Tham khảo bài viết Ghế hội trường Hòa Phát có gì nổi bật? để có thêm thông tin về mặt hàng này.
Ngoài ra, các quốc gia như Brazil, Kuwait, Ả Rập Xê-út cũng có sự gia tăng lớn về số lượng sinh viên tới Mỹ. Đây là những quốc gia được Chính phủ đang đầu tư mạnh tay vào các học bổng quốc tế. Sinh viên Brazil tăng 78% lên tới 23.675 sinh viên trong năm nay – chiếm 12% tổng du học sinh Mỹ.
Năm học 2014-2015, sinh viên sau đại học tăng cao hơn sinh viên đại học – đảo ngược xu hướng kéo dài trong 2 năm qua. Nguyên nhân phần lớn là do hầu hết sinh viên tới từ Ấn Độ chọn các ngành sau đại học.
Chi tiêu của sinh viên quốc tế ở 50 bang của Mỹ cũng đóng góp hơn 30 tỷ đô la cho nền kinh tế Mỹ vào năm 2014 – theo số liệu từ Bộ Thương Mại Hoa Kỳ.
Du học sinh Việt Nam ở Mỹ tiếp tục tăng
Bảng thống kê của IIE về số du học sinh Việt Nam ở Mỹ và tỷ lệ tăng trưởng hàng năm
Phần lớn sinh viên Việt Nam học tập ở Mỹ chọn bậc đại học. Năm học 2014-2015, con số cụ thể như sau: 66.5% bậc đại học, 15,7% bậc sau đại học, 9,4% các bậc khác, 8,4% thực tập không bắt buộc (OPT).
Việt Nam là quốc gia đứng thứ 9 về số lượng du học sinh ở Mỹ. Năm học 2014-2015, có 18.722 sinh viên Việt Nam học tập tại Mỹ - tăng 12,9% so với năm ngoái. Đây cũng là năm thứ 14 liên tiếp tỷ lệ du học sinh Việt Nam tăng trưởng.
Năm ngoái, sinh viên Việt Nam ở Mỹ đóng góp 596 triệu đô la cho nền kinh tế nước này.
Số lượng du học sinh Việt tại Mỹ từ những năm 80 tới những năm 90 có những dao động liên tục, trong đó xu hướng tăng trưởng ổn định bắt đầu từ cuối những năm 90. Tỷ lệ sinh viên Việt Nam ở Mỹ tăng đáng kể từ năm học 1998-1999, với mức tăng trưởng hai con số trong nhiều năm sau đó.
Từ năm học 2006-2007, Việt Nam nằm trong tốp 20 quốc gia có số sinh viên ở Mỹ nhiều nhất. Đến năm học 2010-2011, Việt Nam nằm trong tốp 10 – một sự gia tăng đáng kể trong vòng 3 năm.
Theo Nguyễn Thảo (Vietnamnet)